Môn thể thao tôi yêu thích?

Cầu lông, thích nhất cầu lông. Nếu bạn có đánh thì pm mình giao lưu nha.

Tôi đến từ đâu?

À theo như hiện tại thì tôi đang là thành viên của "Liên hội anh em FA thế giới". Thuộc loại nhát gái số 1 nên chả có ma nào để ý!

Tôi có chơi LOL?

Có chứ, tướng tủ của tôi là Udyr!! Add nick: Cielo Da Godyr

Cung hoàng đạo của tôi là gì?

Tôi sinh ngày 14/8/1997 nên cung hoàng đạo của tôi là Leo - Sử tử ^^

.......

.............

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

[Blog] Giờ Tin Học - chơi gì?

Thường thì đối với các bạn học sinh ở cấp trung học thích tiếng reng chuông đến giờ học Tin hơn bao giờ hết vì đó là giờ mà các bạn có thể được ngồi máy tính và lên mạng, thư giãn. Nhưng nó sẽ thật nhàm chán nếu cả 2 tiết học chỉ lên mạng, xem clip, mỗi người một việc, blah blah...

Con gái thì không nói, nhưng mọi chuyện sẽ là thảm họa đối với tụi con trai hiếu động. Hên hên thì phòng máy sẽ có Counter Strike hay là Warcraft III nhưng qua thời gian thì cũng sẽ trở nên "ngán". Sau đây mình xin đưa ra một số lựa chọn cho các bạn khi học tiết tin (hên thì gặp giáo viên cho chơi, xui thì gặp giáo viên dạy cả 2 tiết :3).

#1: Serious Sam The First Encounter


Serious Sam: The First Encounter là game một game bắn súng FPS khá nổi tiếng với phong cách xả đạn điên cuồng tấn công vào những con quái vật khát máu . Trong game có rất nhiều map và vũ khí cho bạn chọn lựa , nhưng hãy nhớ tiết kiệm vì số lượng đạn khủng là có hạn.Mới đây hãng có remake lại bản Serious Sam HD là bản cải tiến đồ hoạ của " Serious Sam : The First Encounter" Game mà mình giới thiệu với các bạn là bản 1 gốc ( cũ ) đã làm nên thành công của dòng Serious Sam.

Sở dĩ mình đưa các bạn bản gốc là vì dung lượng nhẹ mà đồ họa vẫn khá là ổn, cách chơi vẫn thu hút với chế độ co-op lên đến 16 người! Còn chờ gì mà không tải vô USB chuẩn bị đem lên phòng máy mà chiến với anh em! :3





Vì đây là một game cũ nên yêu cầu hệ thống rất thấp và bạn có thể yên tâm là bất cứ phòng máy Tin Học nào hiện tại ở trường cũng quất được hết thôi. :D

DOWNLOAD:

Part 1 | Part 2 | Part 3 | Cách cài đặt

#2: Counter Strike 1.3



Half - Life là một game bắn súng góc nhìn thứ nhất quá nổi tiếng và quen thuộc với các game thủ trên toàn thế giới, ẵm rất nhiều giải lớn nhỏ dành cho game hay và game ấn tượng. Nhưng không chỉ Half - Life 1. 3gây ấn tượng cho game thủ, bản mở rộng của game Counter-Strike cũng đã đạt rất nhiều thành công trong việc chiếm lĩnh các giải thưởng dành cho game được yêu thích nhất. Và ở Việt Nam, các game thủ thường biết đến Counter-Strike nhiều hơn Half - Life đến nối có cả sự hiểu lầm nói tới Half - Life thì đó chính là chiến trường 2 đội (Counter-Strike) bản không cần cài đặt

Có thể nhận xét chung thì Counter-Strike 1.3 không được nhiều điểm về mặt đồ họa và âm thanh, nhưng bù lại phiên bản này lại có trong mình một cấu trúc chơi game rất thú vị và thực tế hơn ngoài đời so với các phiên bản Counter-Strike khác. Bên cạnh đó là các bản đồ và các kiểu chơi mới được bổ xung, rất hấp dẫn game thủ. Không có gì là lạ khi Counter-Strike 1.3 được bầu chọn là một trong những phiên bản Counter-Strike hay nhất. (Vượt mặt cả 2 phiên bản sau đó là Counter-Strike 1.5 và 1.6)

Vũ khí mới lạ. Tất nhiên phiên bản mới sẽ luôn có sự thay đổi nhất định, vẫn các vũ khí quen thuộc ở các phiên bản trước của của Counter-Strike, phiên bản này có chỉnh sửa chút ít về hình ảnh của chúng, ví dụ như con dao găm quen thuộc, trong có vẻ như con dao này gọn gàng hơn trước và kiểu dáng style hơn


#3: Rune - Hall Of Valhalla


Chung quy game này có rất ít bài giới thiệu vì đã ra đời từ rất lâu bởi Head Studio. Game được chơi ở góc nhìn người thứ 3, hệ thống map, vũ khí, nhân vật đa dạng. Bạn có thể nhặt bất cứ vũ khí nào mình cần và tấn công kẻ địch, nhặt đầu của kẻ địch và ném!

Mỗi món vũ khí có một kỹ năng khác nhau khi kích hoạt nếu bạn đủ năng lượng!

Đây là một game thể loại kiểu chặt chém rất vui nhộn khi chơi với cả đám trong lớp :3.. Bạn có thể tải về để chơi phần đi cảnh một mình, đây là một tựa game mưa gió một thời khi ra mắt đấy! Đây là tựa game mình đánh giá cao nhất trong list này :3






Hướng dẫn cơ bản:
Ctrl: Nhặt đồ
W S D A: Di chuyển
Q: Ném vũ khí
E: Kích hoạt kỹ năng vũ khí
Chuột phải: Đỡ (nếu có khiên)
Space: Nhảy

Download:

Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Cách cài đặt

Ngoài ra còn một vài game và mình sẽ UPDATE thêm!!

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Bắt học sinh chép phạt có còn thực sự hữu dụng?

Không thuộc bài: chép phạt, làm bài sai: chép phạt, đi trễ: chép phạt nội quy… Việc lạm dụng hình phạt này trong trường học đã không còn giữ được hiệu quả giáo dục ý thức học sinh như mục đích ban đầu; ngược lại, chép phạt càng khiến các em trơ lì, ức chế.

Đã là học sinh mấy ai chẳng từng bị chép phạt hoặc thấy chúng bạn “đau khổ” vì hình phạt này. Được biết, chép phạt không cá biệt ở một vài trường mà mang tính phổ biến. Bất kể độ dài ngắn, nhiều giáo viên bắt học sinh chép phạt 10, 20 lần thậm chí lên 50, 100 lần nếu không biết hối cãi. Vô tình thầy cô biến học trò của mình thành cái máy chép và hình phạt này ảnh hưởng rất xấu đến việc học của các em. Nguyễn Thị Tuyên, học lớp 10 tại một trường tư thục trên địa bàn huyện Xuân Lộc cho hay: “ Tụi em rất ghét bị chép phạt, nhiều đứa bạn em tìm mọi cách để đối phó như: Nhờ hay thuê chép giùm, nghỉ học tiết đó…nói chung là hai từ “chép phạt” ám ảnh tụi em ghê lắm. Đã là học sinh ai mà không một lần không thuộc bài hay mắc lỗi. Mà cứ không thuộc bài lần đầu thì chép phạt, lần thứ hai trở đi thì vừa chép phạt vừa mời phụ huynh, oải lắm…”.

Chép phạt như máy móc, hiệu quả ở đâu?


Thường xuyên bị áp dụng hình phạt này nhiều học sinh ao ước thà bị điểm 0 còn sướng hơn chép phạt. Bên cạnh đó đâu phải học sinh nào cũng có điều kiện gia đình khá giả, nhiều em sau giờ học còn phải lao động phụ giúp gia đình, nhưng khi “ bị” dính hình phạt này thì phải thức đêm thức hôm để chép phạt dẫn đến không có thời gian để học những môn khác mà môn phải chép phạt lại cũng chẳng nhớ gì vì vậy vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục. Cũng có nhiều học sinh tìm cách đối phó với hình phạt này bằng cách nhờ hoặc thuê người chép hộ còn bản thân thì làm việc khác…Nhận định về việc giáo viên đang biến học sinh thành những cái “máy chép”, TS Võ Văn Nam, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói: “Chép để học cho mau thuộc thì có thể chấp nhận, còn chép phạt, chép trả nợ thì không nên. Làm như vậy chẳng những không tác dụng mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của học sinh bởi những ám ảnh của hình phạt.

Bắt học sinh chép phạt cũng là một hình thức bạo lực tinh thần. Chúng ta đang ra sức chống bạo lực học đường thì không thể chấp nhận việc làm đó. Chép phạt chỉ khiến học sinh khiếp sợ chứ không có tác dụng giáo dục. Điều cần làm là giúp học sinh nhận ra lỗi lầm mà quyết tâm sửa chữa”.Có ý kiến cho rằng chép phạt chứng tỏ sự thất bại của người dạy đối với người học, hay chính xác hơn, là do giáo viên thiếu năng lực, phương pháp sư phạm.Ngay cả trong đội ngũ giáo viên cũng không tán thành đồng nghiệp của mình bắt học sinh chép phạt. cô Trần Thủy Bình giáo viên trường THCS Xuân Hòa – Xuân Lộc – Đồng Nai nói: “Chép phạt liên tu bất tận không giúp các em nhớ bài mà ngược lại còn khiến học sinh chán ghét môn học và chán ghét luôn cả người dạy mà điều này lại ảnh hưởng rất xấu đến tinh thần học tập của các em”. Cô Hồ Thị Kim Nhung – giáo viên dạy văn trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai chia sẻ: “Ở các môn học xã hội, nếu bắt học sinh chép phạt thì chỉ tốn thời gian, công sức mà không có tác dụng gì. Muốn học sinh nhớ bài thì phải giúp các em tạo ra dàn ý của bài rồi học theo những ý chính đó.

Ở các môn tự nhiên hay tiếng Anh, việc chép ra giấy sẽ phần nào giúp các em nhớ được từ vựng, mẫu câu, hay các công thức, nhưng chỉ tác dụng khi các em làm việc ấy với tinh thần tự giác chứ không phải là để “trả nợ”. Khi phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc chép phạt thì các em sẽ không còn thời gian cho những môn khác! Riêng mình, nếu học sinh không thuộc bài mình sẽ tìm hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ khuyến khích các em vì mình cũng đã từng là học trò và rất ghét bị chép phạt vì vậy mình tuyệt đối nói “ không” với chép phạt. Mình tin nếu mình thực sự nhiệt tình, thực sự yêu thương thì học sinh sẽ cảm nhận được, từ đó sẽ có những chuyển biến trong nhận thức để học tập tốt hơn”.

Thiết nghĩ có nên duy trì hình thức phạt này trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta? Và hình thức này có còn phát huy tác dụng như bản thân ban đầu nó vốn có? Nền giáo dục của nước ta đang ngày càng phát triển, giáo viên nên trau dồi, rèn luyện kiến thức và nghiệp vụ sư phạm của mình, đồng thời nên gần gũi tìm hiểu chia sẻ tâm tư nguyện vọng với học sinh, biết khen thưởng khích lệ kịp thời, hãy là “ mẹ hiền” của các em… thay vì nhăm nhăm các hình thức trừng phạt..


TN 
Nguồn tin: dvhnn.org.vn

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

[Blog] Phải chăng xã hội - giáo dục VN ngày càng "xuống cấp"?

Trong những tháng gần đây dạo quanh Facebook mình thấy vô số clip đánh nhau, ẩu đả. Điều đặc biệt ở đây là phạm vi chỉ nằm trong môi trường Cấp 2 và Cấp 3, sau khi xem hết mấy clip đó thì mình thực sự cực kỳ sốc và choáng!

Đạo đức học sinh xuống cấp

Truyền thống xưa nay của nước Việt Nam là học sinh áo trắng, cắp sách đến trường là một hình ảnh đẹp và trong sáng nhất của cả một đời người mà không ai có thể quên. Vậy mà những "học sinh" này, mới chỉ trạc 14-16 tuổi đã có thể đấm đá, quơ tay chân đánh bạn đến đổ cả máu, lỗi do ai?

Gần đây nhất là vụ việc nguyên một đám xúm vào chọi ghế, đánh một đứa con gái mặc cho cô bé khóc lóc van xin, đoạn cuối còn quăng cả chồng ghế vào đầu cô bé. Hậu quả là bị u não và điếc 1 bên tai! Mình thật không biết diễn tả làm sao để cho vừa cái sự thú tính của đám quỷ quái đấy, dù lý do có là gì thì điều này cũng hết sức là quá quắt, vô nhân tính!





Nên đổ lỗi cho ai?

Thành phần đầu tiên chúng ta nên đổ lỗi là CHA MẸ, đời sống ở nhà, cách sinh hoạt và giao tiếp của bố mẹ ảnh hưởng đến con cái của mình rất nhiều. Cộng với cách giáo dục cá nhân của mình đối với con cái không tốt, không quan tâm đến chuyện đi học của con, thờ ơ chỉ biết đi làm và đóng tiền học mặc kệ con em mình ở trường có ra sao! Cha mẹ vô tâm, khi biết con mình làm những chuyện xấu mới vỡ lẽ ra thì lúc đó con em đã sa đà >> quá muộn. Môi trường thân thuộc với học sinh nhất có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và thái độ!

Thứ hai đó là nhà trường, giáo viên, giáo dục và nội quy học đường quá lỏng lẽo dẫn đến sự việc học sinh không tuân thủ luật lệ. Bộ môn Giáo Dục Công Dân không đọng được một tí gì trong tâm trí của những học sinh ngỗ nghịch thích thể hiện đàn anh đàn chị dẫn đến những hành vi trái với đạo đức của con người, học sinh.

Một số bình luận bất bình
Đến cả người rứt ruột đẻ đứa con mình mang nặng đẻ đau ra còn không nỡ đánh, huống chi nếu bạn là phụ huynh của cô bé trong cái clip kia thì bạn sẽ có cảm nghĩ như thế nào?

Học sinh đến trường là để học chữ, để học lễ nghĩa, khuôn phép. Càng ngày nền giáo dục của nước nhà lại càng làm tôi thấy chán nản vì xuất hiện những thành phần như trên làm vẩn đục, chỉ mong nhà trường và các cơ quan chức năng có một phương pháp thỏa đáng cho vụ việc trên.

Mang cái mác đi học nhưng không khác gì một lũ du côn, đáng buồn..